CÁC BIỆN PHÁP CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TRƯỚC VÀ TRONG KHI XẢY RA BÃO, LŨ

Theo thông tin từ Đài khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 06/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h. Dự báo từ đêm 06/9 đến sáng 09/9, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xảy ra một đợt mưa lớn, tổng lượng mưa từ 100-300mm, có nơi trên 500mm. Đề phòng ngập lụt vùng trũng thấp, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Trước diễn biến hết sức phức tạp của bão số 3, Yagi. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn xã Âu Lâu đề nghị nhân dân thực hiện nghiêm các nội dung sau:
1. Trước khi bão xảy ra bão, lũ
– Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão và tình hình mưa lũ tại địa phương.
– Gia cố, chằng chống nhà cửa đặc biệt là phần mái nhà, cắt tỉa cành cây xung quanh nhà có nguy cơ đổ gãy; chèn chống các cửa của nhà; khơi thông đường thoát nước, ống thoát nước của gia đình.
– Xác định ví trí an toàn để trú ẩn khi bão xảy ra (nơi an toàn nhất khi có bão là phòng bên trong không có cửa sổ).
– Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.
– Chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi sẵn sàng di chuyển đề phòng lũ lên cao.
– Di chuyển cầu dao chính hoặc hộp cầu chì, aptomat và đồng hồ đo điện cao hơn mức lũ được xác định có thể xảy ra; Tìm hiểu cách ngắt điện, gas để đảm bảo an toàn khi có bão, lũ.
– Chủ động sơ tán người và các tài sản giá trị có thể mang theo khỏi các khu vực không đảm bảo an toàn, khu vực có cảnh báo nguy hiểm như bãi sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét.
– Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
– Chuẩn bị một bộ đồ dùng cho gia đình (đèn pin, điện thoại, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng).
_ _ _ _ _ _
2. Trong khi xảy ra bão, lũ
– Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão và tình hình mưa lũ tại địa phương.
– Nên trú ẩn trong nhà và nơi an toàn; không đi ra ngoài, đi làm, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào. Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.
– Sử dụng đền pin để chiếu sáng khi mất điện, không sử dụng nến, đuốc để thắp sáng trong không gian hạn chế và khu vực bếp gas vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
– Nếu nhận được lệnh sơ tán, hãy mang theo các đồ dùng thiết yếu cho gia đình và di chuyển ngay đến nơi trú ẩn được chính quyền địa phương sắp xếp.
– Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn, cứu hộ.
– Tránh xa các khu vực bị ngập lụt, ngay cả khi nước đang rút; không đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước đang chảy xiết.
Khi cần thông tin, hỗ trợ, ứng cứu đề nghị người dân báo cho lãnh đạo thôn và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn xã biết để xử lý.
* Thông tin liên hệ trong trường hợp cần thiết:
– Đ/c Nguyễn Quốc Huy – Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn xã, SĐT: 0982242135
Đ/c Nguyễn Đình Hiếu – Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn xã, SĐT: 0364620242
Lan Hương

Bài viết mới nhất:
Powered by VNPT